thietkevhome.com noithatvhome@gmail.com 0965 197 222 facebook.com/thietkevhome

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Mafia Mỹ tuyên chiến với IS

Con trai của một trùm xã hội đen ở New York cảnh cáo Nhà nước Hồi giáo (IS) rằng nếu nhóm khủng bố này tấn công thành phố, chúng sẽ phải đối đầu với mafia. 
[Caption]Giovanni Gambino
Giovanni Gambino. Ảnh: Reuters
Giovanni Gambino Jr. là con trai của một kẻ tiếng tăm trong gia đình Gambino, một trong 5 gia đình có gốc gác ở đảo Sicily, Italy, đang thống trị các hoạt động tội phạm có tổ chức ở New York.
Giovanni cho rằng mafia "có vị thế tốt hơn" các cơ quan an ninh như Cục Điều tra Liên bang (FBI) hay Bộ An ninh Nội địa để bảo vệ người dân New York như họ cần.
"Họ thường hành động muộn hoặc không thấy được bức tranh toàn cảnh về những gì đang diễn ra do thiếu nhân lực tình báo", Giovanni nói trong cuộc phỏng vấn với NBC News.
Anh này cho hay mafia nắm rõ hoạt động đi lại của các cá nhân và việc móc nối với người dân địa phương giúp họ giữ thế chủ động, thậm chí không kém gì so với các công nghệ theo dõi hiện đại nhất.
Giovanni cho rằng sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11, việc bảo vệ người dân đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
"Thế giới ngày nay rất nguy hiểm, nhưng mọi người đang sống ở các khu vực của New York có quan hệ với những người gốc Sicily có thể cảm thấy an toàn", anh này nói. "Chúng tôi đảm bảo bạn bè và gia đình của chúng tôi được bảo vệ khỏi những kẻ cực đoan và khủng bố, nhất là tổ chức tàn bạo, tâm thần tự xưng là Nhà nước Hồi giáo". 
Giovanni lớn lên ở Toretta, một vùng đồi núi hướng ra Palermo, thủ phủ của vùng Sicily và chuyển tới New York năm 1988. Anh này cho rằng IS rất sợ mafia Sicily và đây là một trong những lý do chính khiến chúng không dám cài bất kỳ tay chân ngầm nào ở đây.
Gambino hoạt động từ khu vực New York đến bờ biển phía đông California, dính líu tới nhiều hành vi phạm pháp như gian lận, lừa đảo, tống tiền, rửa tiền, mại dâm, trộm cắp...
Sức mạnh của gia đình tội phạm này đã suy yếu trong hai thập kỷ qua do các thành viên bị kết án nhiều tội khác nhau. Cha của Giovanni, ông Francesco, năm 1989 lĩnh án tù 30 năm do có liên quan tới một đường dây mua bán heroin. Khi đó Giovanni mới 14 tuổi. 
Tuy nhiên, gần đây, Gambino đang tìm cách trỗi dậy trở lại.

Thủy thủ say rượu, tàu 7.000 tấn đâm vào đá

Một thủy thủ Nga ngủ quên sau khi uống nửa lít rượu rum khiến tàu chở hàng dài 129 mét đâm vào bờ biển Scotland ở tốc độ cao.
[Caption]Lysbink Seaways va chạm và mắc cạn gần khu vực Kilchoan, phía tây Scotland
Tàu Lysbink Seaways mắc cạn gần khu vực Kilchoan, phía tây Scotland. Ảnh: belfast telegraph
Theo CNN, con tàu mang tên Lysbink Seaways va chạm và mắc cạn gần khu vực Kilchoan, phía tây Scotland, khi đang trên đường đến Na Uy hồi tháng hai.
Cơ quan điều tra tai nạn hàng hải của Anh (MAIB) nhận định nguyên nhân vụ việc là do lái tàu đã ngủ gật sau khi uống hai phần ba một chai rượu rum tại cabin.
Theo MAIB, thủy thủ 36 tuổi là người duy nhất trực lái vào thời điểm xảy ra sự cố và có dấu hiệu "thiếu tập trung vì ảnh hưởng của việc uống rượu". Anh này đã không điều chỉnh lại hải trình đồng thời quên không bật hệ thống cảnh báo định vị trên tàu.
Cuộc kiểm tra sau đó cho thấy nồng độ cồn của viên thủy thủ là 2,71 mg/ml – cao gấp 8 lần mức tối đa hàng hải Anh cho phép.
Cú va chạm vào bờ biển nhiều đá mấp mô ở tốc độ cao khiến tàu Lysbink Seaways bị hư hại nặng, ở cả phần vỏ và các thùng chứa nhiên liệu. Điều kiện thời tiết xấu đã khiến công tác tháo gỡ và di dời tàu gặp khó khăn. MAIB ước tính khoảng 25 tấn dầu đã rò rỉ ra biển.
Chủ sở hữu chiếc tàu, công ty DFDS, có chính sách nói không với việc uống bia rượu trên tàu và thường tiến hành các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên nồng độ cồn và ma túy.
Tuy nhiên, các điều tra viên phát hiện Lysblink Seaways chở một lượng lớn đồ uống có cồn và nhiều thủy thủ thường xuyên coi nhẹ quy định không uống rượu trên tàu.
"Đây là một sự cố tương đối nguy hiểm và chúng tôi rất mừng là không có ai bị thương", đại diện của DFDS cho hay.
Phía DFDS cũng đã tiến hành loại bỏ đồ uống có cồn khỏi những tàu khác và thắt chặt công tác kiểm tra đối với các thủy thủ.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Đám cưới chịu chơi của người trẻ giàu có Trung Quốc

Các công ty dịch vụ đám cưới mọc lên như nấm, với lượng khách hàng trong độ tuổi đôi mươi giàu có, sẵn sàng chi hàng trăm nghìn USD cho lễ cưới.
dam-cuoi-chiu-choi-cua-nguoi-tre-giau-co-trung-quoc
Xu hướng mới của các cặp đôi Trung Quốc là chụp ảnh cưới ở nhiều quốc gia, hay tổ chức đám cưới ở nước ngoài. Ảnh: Ling
Tháng 9 vừa qua, Sheng Zuxing và hôn phu Zhang Ping làm đám cưới ở Thiên Tân, một thành phố cảng phía nam Bắc Kinh với sự tham gia của 60  khách mời, theo BBC.
Giống nhiều đám cưới kiểu Tây, Sheng mặc váy trắng, có người đưa nhẫn cưới và phù dâu, cô thậm chí còn thuê hẳn một công ty chuyên tổ chức sự kiện cưới - điều mà một thập kỷ trước rất hiếm gặp ở Trung Quốc.
Đôi uyên ương cũng kết hợp nhiều phong tục truyền thống Trung Quốc như nhận hồng bao - phong bì tiền mừng cưới màu đỏ, và nổ pháo khi cô dâu chú rể đến nơi tổ chức đám cưới. Họ cũng giữ một phong tục phổ biến, đó là tân lang không được phép nhìn thấy tân nương cho đến khi "hối lộ" cho họ hàng của cô dâu, và trả lời những câu hỏi như nơi gặp gỡ đầu tiên hay nơi hai người cùng nhau dùng bữa đầu tiên.
"Trong đời chỉ cưới có một lần, và ai cũng muốn nó trở thành kỷ niệm đẹp", Sheng, 28 tuổi, nói. "Kết hôn là đại sự, do đó, tốn chút tiền và chụp thêm nhiều ảnh không thành vấn đề".
Sheng và Zhang đại diện cho kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp đám cưới Trung Quốc. Họ là những người trẻ trong tầng lớp trung thượng lưu ngày một tăng, sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho đám cưới lai giữa Trung Quốc truyền thống và phương Tây, với những bộ ảnh cưới hoành tráng và tiệc cưới xa hoa.
"Cô dâu nào ở Trung Quốc cũng muốn đi vào lễ đường trong chiếc váy trắng", Raul Vasquez, chủ tịch công ty WBC chuyên tổ chức đám cưới có trụ sở ở Bắc Kinh, cho biết. "Họ lấy cảm hứng từ phương Tây".
dam-cuoi-chiu-choi-cua-nguoi-tre-giau-co-trung-quoc-1
Đám cưới Trung Quốc pha trộn yếu tố phương Tây như váy cưới trắng, kèm hoa và phù dâu. Ảnh: Ling
Theo phân tích từ Báo cáo Phát triển Công nghiệp Đám cưới Trung Quốc, trung bình một đám cưới ở Trung Quốc tốn khoảng 12.000 USD, cao hơn 3.000 USD so với mức lương trung bình năm của người lao động thành thị năm 2014 là 8.900 USD. Ước tính, doanh thu từ ngành công nghiệp đám cưới năm 2015 ở Trung Quốc là 80 tỷ USD, tăng 40% so với 57 tỷ USD năm 2011.
Hãng nghiên cứu thị trường IBIS World ước tính, một nửa số cặp đôi kết hôn ở Trung Quốc sử dụng nhiều hình thức dịch vụ khác với phương Tây như chụp ảnh cưới. Cô dâu chú rể phương Tây thường chỉ chụp ảnh ngày đám cưới nhưng tại Trung Quốc, các cặp đôi thường phải trả tiền cho những buổi chụp ảnh dài ngày, đôi khi chụp ở vài nước, nhiều ngày trước khi lễ cưới diễn ra.
Chịu chi
Hai tháng trước đám cưới, Sheng và Zhang chi 790 USD để chụp ảnh trong 5 bộ trang phục khác nhau, với hậu cảnh là du thuyền, bãi biển và công viên. Họ dùng ảnh đó thay thiệp mời qua WeChat - ứng dụng tin nhắn phổ biển ở Trung Quốc, kèm theo nhạc nền lãng mạn.
WBC thành lập năm 2011, giờ có 350 nhân viên chuyên tổ chức đám cưới, trải rộng khắp 39 thành phố Trung Quốc. Vaquaz cho biết, trung bình, một cặp đôi chi khoảng 31.600 USD cho đám cưới. Khách hàng của họ thường ở tuổi đôi mươi, giàu có, dân văn phòng và ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.
Đối tác của WBC là Weddings, một công ty Trung Quốc chuyên tổ chức tiệc cưới do Ling thành lập năm 2009. Công ty này từng phục vụ nhiều lễ cưới của giới sao Trung Quốc, như đám cưới 200 khách của nữ diễn viên Chen Shu tại Bắc Kinh cùng đám cưới khác gồm 20 người ở Bali, Indonesia. Ling cho biết, khách hàng thường chi 55.000 - 63.000 USD cho đám cưới.
"Tôi nhận thấy rằng, nhiều cô dâu không phù hợp với phong cách và dịch vụ của nhiều công ty tổ chức của Trung Quốc cung cấp", Ling, người từng học tổ chức đám cưới ở Mỹ, nhận xét.
"Đây là một trong những dịp quan trọng nhất trong đời người phụ nữ, do đó, họ có quyền tiếp cận với những nhà tổ chức đám cưới chuyên nghiệp nhất, giúp họ lên kế hoạch cho đám cưới khiến họ ghi nhớ suốt đời".
Năm ngoái, Ling đã lên kế hoạch đám cưới cho con gái của một trong những người giàu nhất Trung Quốc, tổ chức tại Myanmar với 2.000 khách tham gia. Guo Pei, nhà thiết kế thời trang Trung Quốc đã thiết kế váy cho cô dâu, và một nhà thiết kế hoa Hà Lan đã tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp cho lễ cưới, với 20.000 bông hồng, hàng trăm đèn chùm, sân khấu có vũ công biểu diễn. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hong Kong CM Leung cũng được thuê để chụp ảnh từ lúc lên kế hoạch, chuẩn bị cho đám cưới, chụp ảnh cưới ở Fiji, cho đến tận ngày diễn ra hôn lễ.
Đám cưới đó tiêu tốn "hàng trăm nghìn USD", và mất 6 tháng để chuẩn bị, quả là một thử thách, Ling nói, vì đòi hỏi nhiều nước khác nhau tham gia công tác chuẩn bị. "Chúng tôi làm việc cùng nhau 14 tiếng một ngày, mỗi ngày họp hai lần để chỉnh sửa, sao cho cặp đôi ưng ý nhất", Ling nói.
dam-cuoi-chiu-choi-cua-nguoi-tre-giau-co-trung-quoc-2
Trung bình mỗi cặp đôi Trung Quốc chi khoảng 12.000 USD cho lễ cưới. Ảnh: Ling
Khác với đám cưới kiểu Tây, thường tổ chức vào ngày nghỉ, đám cưới Trung Quốc vẫn phải tuân theo một số phong tục truyền thống, như nhất quyết phải tổ chức theo ngày giờ thầy bói phán, bất luận ngày đó rơi vào thứ hai hay thứ bảy. Cặp đôi Trung Quốc không nhận tặng phẩm, mà nhận hồng bao.
Thời gian tổ chức ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Ở miền bắc, đa phần tổ chức từ sáng, đến trưa thì kết thúc còn ở miền nam như Thượng Hải, thường diễn ra từ chiều đến tối. Đám cưới của Shen và Zhang bắt đầu lúc 10h58, được coi là giờ lành, và kết thúc lúc 15h.
Một xu hướng khác là cô dâu, chú rể Trung Quốc tổ chức đám cưới nhỏ ở nước ngoài như Bali hay Thái Lan, hoặc tổ chức trên du thuyền. Năm ngoái, WBC đã hợp tác với Royal Caribbean thiết kế một đám cưới trên du thuyền sang trọng Mariner of the Seas.
Ngành công nghiệp lập kế hoạch cho đám cưới đang mọc lên như nấm, với hơn 100 công ty đăng ký mỗi năm riêng ở Bắc Kinh, theo Ủy ban Dịch vụ Cưới hỏi Công nghiệp Trung Quốc. WBC cũng điều hành một trung tâm đào tạo ở Sanlitun, khu phố trung tâm Bắc Kinh, với những khóa học ngắn hạn 12 ngày, học phí khoảng 3.300 USD.
Đám cưới của Sheng diễn ra tốt đẹp, khách mời lần lượt thưởng thức cá, sườn, rau và súp. Còn Sheng, cô thay chiếc váy thứ ba trong ngày, có màu đỏ, thân trên là kiểu xường xám truyền thống, chân váy xòe bằng vải tuyn, sau khi tiệc cưới kết thúc.
"Tôi rất hạnh phúc", Sheng nói, mắt nhìn chiếc nhẫn cưới. "Nó thật là đẹp
"

Quản gia - trang sức mới cho giới siêu giàu Trung Quốc

Nhu cầu thuê quản gia để khẳng định hình ảnh và sự giàu có của bản thân đang gia tăng ở Trung Quốc, nơi có nhiều tỷ phú nhất thế giới.
quan-gia-trang-suc-moi-cho-gioi-sieu-giau-trung-quoc
Đội ngũ giáo viên của trường đào tạo quản gia ở Trung Quốc. Ảnh: IBA
Trước khi được đeo vào tay đôi găng trắng, soi xem chén dĩa trên bàn ăn còn thiếu gì không, những người học nghề quản gia ở Trung Quốc phải nắm vững những điều cơ bản trước.
"Điều đầu tiên chúng tôi dạy họ là cách dùng dao nĩa", Christopher Noble, người đứng đầu bộ phận đào tạo của Học viện Quản gia Quốc tế Trung Quốc, cho hay. "Người phương Tây dùng chúng mỗi ngày, nhưng đối với học viên Trung Quốc, dao nĩa hoàn toàn xa lạ".
Là một nhánh của Học viện Quản gia Quốc tế có trụ sở ở Hà Lan, ngôi trường nằm ở phía tây nam Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên hy vọng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp siêu giàu Trung Quốc và khát khao được giống tầng lớp quý tộc châu Âu.
"Downton Abbey", một bộ phim truyền hình Anh quốc về cuộc sống trong những gia đình giàu có, xung quanh là kẻ hầu người hạ, đang gây sốt ở Trung Quốc. Tin tức về chuyến viếng thăm nước Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình tuần này, từ những bộ dao nĩa bạc tuổi đời hàng trăm năm, cho tới 20 đầu bếp chuẩn bị cho tiệc tiếp đón xa hoa do Nữ hoàng Anh tổ chức, được các phương tiện truyền thông cập nhật chi tiết cũng khiến dân tình xôn xao.
Nhà trường là liên doanh giữa học viện ở Hà Lan và công ty bất động sản Langji Thành Đô, cũng như chính những sinh viên đang làm việc ở khách sạn hoặc các công ty bất động sản, đang tìm cách cải thiện dịch vụ của họ, chứ không chỉ nhằm phục vụ các gia đình giàu có.
Noble cho biết, việc đào tạo bắt đầu từ dạy cách cười, dáng đứng, thậm chí cả vệ sinh cá nhân.
"Thẳng lưng lên, ưỡn ngực ra, mắt nhìn thẳng, không được nhìn xuống đất. Chúng tôi dạy cho học viên Trung Quốc rằng, họ phải nhận thức được rằng, mọi người trong căn phòng đang quan sát bạn".
Nhiều học viên chật vật khi mới đến, họ khó khăn lắm mới học được cách bày dao nĩa trên bàn ăn cho một bữa tối theo đúng tiêu chuẩn, ngoài ra, bất đồng ngôn ngữ cũng gây không ít khó khăn.
"Tôi có thể đặt một tách trà xuống trước mặt anh, với dáng vẻ vô cùng thanh lịch nhưng phải kèm theo sự hăng hái nhiệt tình, một phong cách rất khó nói nên lời", Noble nói.
Giáo trình ở đây gần như giống hệt ở Hà Lan, nhưng được chỉnh sửa cho phù hợp với Trung Quốc. Ngoài đồ Tây, học viên còn phải học cách lựa rượu Trung Quốc ngon, phục vụ đồ ăn Trung Quốc và trà.
quan-gia-trang-suc-moi-cho-gioi-sieu-giau-trung-quoc-1
Bày bàn ăn. Ảnh: IBA
Tuy nhiên, có một kỹ năng quan trọng không kém, là quản gia phải học cách kiểm soát bản thân sau nhiều giờ phục vụ ông bà chủ căng thẳng, Noble nhấn mạnh.
"Tỷ phú hay triệu phú không có nghĩa là người lịch thiệp. Do đó, quản gia phải biết thu mình, chăm sóc tâm hồn và cơ thể của mình".
Pu Yan, quản lý bộ phận bán hàng và tiếp thị của nhà trường cho biết, cho đến này, đã có 17 học viên tốt nghiệp và 9 người nữa sẽ bắt đầu khóa học tuần này.
Học viên tốt nghiệp có thể kiếm được 31.500 tệ một năm (khoảng 5.000 USD), nhưng nếu biết tiếng Anh và thuần thục nhiều kỹ năng cao cấp, họ có thể dễ dàng kiếm được gấp ba lần số ấy.
Cô cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái không có nghĩa là nhu cầu về dịch vụ quản gia suy giảm.
"Nhiều công ty đang trong giai đoạn chuyển tiếp, họ muốn tập trung cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn so với đối thủ, biến khách hàng thành những người sử dụng dịch vụ trung thành".
Dan-Xia Bossard, giám đốc trung tâm tiếp thị Fletcher Knight, thấy không có lý do gì để giới siêu giàu Trung Quốc không thuê quản gia.
"Đó là một cách tiếp thị hình ảnh và sự giàu có tinh tế - để ai đó phục vụ mọi nhu cầu của bạn", Bossard nói.
Trung Quốc hiện có 596 tỷ phú, nhiều hơn Mỹ với 537 người. Thị trường Trung Quốc đầy khách hàng trẻ tiềm năng, vẫn cần học hỏi để phân biệt được sự khác nhau giữa một quản gia thực thụ và một trợ lý hay người giúp việc.
Wang Mingzhu từng làm nghề lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Cô học xong khóa đào tạo quản gia hồi tháng 7, và đang làm việc trong công ty Bangduobao - chuyên tư vấn dịch vụ cho các gia đình giàu có.
Wang không nói kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ nói là "rất nhiều". Đối với cô, phần khó nhất của khóa học là học hỏi về vang đỏ.
"Có quá nhiều thứ phải học, ví dụ như các chủng loại nho, các nhà máy ủ rượu, hay phương pháp làm rượu", Wang nói. Cô xem "Downton Abbey" hàng tuần. Wang xác định đây sẽ là sự nghiệp cả đời, có triển vọng hơn nhiều so với nghề lập kế hoạch đám cưới, vì người ta chỉ thích những người trẻ trung lập kế hoạch cho họ.
Wang cho biết, nghề này khiến khách hàng nhìn cô bằng con mắt khác, đầy kính trọng và thiện cảm.
"Ở Trung Quốc, nghề dịch vụ thường mang tính tiêu cực. Mọi người cho rằng phải phục vụ ai đó nghĩa là bạn thấp kém. Tuy nhiên, điều này không tồn tại trong suy nghĩ của người phương Tây. Tất cả mọi người đều bình đẳng, cho dù bạn là người phục vụ hay người được phục vụ đi nữa".
quan-gia-trang-suc-moi-cho-gioi-sieu-giau-trung-quoc-2
Dùng thước đo khoảng cách chính xác giữa các ly rượu. Ảnh: AFP.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Hillary từng hai lần từ chối kết hôn vì tham vọng chính trị của Bill Clinton

Hillary Clinton từng hai lần từ chối lời cầu hôn từ cựu Tổng thống Bill Clinton vì lo ngại tham vọng chính trị của ông có thể cản trở khát vọng riêng của mình.
hillary-bill-3540-1443143061.jpg
Bà Hillary và ông Bill Clinton. Ảnh: Nydailynews
"Tôi sợ đánh mất chính mình và bị tính cách mạnh mẽ của Bill lấn át",Telegraph dẫn lời bà Hillary Clinton, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ nói.
Hai người gặp nhau khi cả hai đều là sinh viên xuất sắc ở trường luật của Đại học Yale. Ông Clinton lần đầu tiên cầu hôn khi họ đi nghỉ mát tại Anh sau lễ tốt nghiệp.
"Ông ấy cầu hôn tôi", bà Clinton nhớ lại. "Tôi nói: 'Em không thể nói đồng ý. Em không thể làm điều đó ngay bây giờ'".
 Ông Clinton tiếp tục cầu hôn vào năm sau nhưng lại bị từ chối. "Tôi mâu thuẫn và lo lắng rằng tôi sẽ không biết mình là ai, tôi có thể làm gì nếu tôi kết hôn với một người đã vạch ra con đường rất rõ ràng", bà giải thích.
Bà Clinton cuối cùng cũng đồng ý, và đúng như bà dự đoán, ông Clinton đã tiến nhanh chóng trên các nấc thang của chính trường Mỹ.
Họ kết hôn vào năm 1975. Ông Clinton hai năm sau trở thành tổng chưởng lý bang Arkansas ở tuổi 30, và thống đốc bang hai năm sau đó.
"Cuối cùng tôi cũng nhận lời", bà Clinton nói. "Đó là một bước nhảy vọt về sự tin tưởng lẫn nhau, và tôi nghĩ rằng hầu hết các cuộc hôn nhân đều như vậy. Bạn chỉ nói rằng: 'Được rồi, em biết tương lai sẽ thế nào, nhưng em không biết chắc chắn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu'".
15 năm sau khi ông Clinton rời phòng Bầu dục, bà Clinton hy vọng sẽ tự mình leo lên vị trí cao nhất của chính trường Mỹ. Nếu bà thành công, ông Clinton sẽ trở thành đệ nhất phu quân đầu tiên của Mỹ.

Người nhập cư cầu xin cảnh sát trục xuất về nước

Chán Manchester vì cho rằng thành phố của Anh bạo lực, người dân thô lỗ, một người đàn ông Iran muốn được nhà chức trách nước này trục xuất về nước.
anh-3_1443087694.jpg
Người đàn ông Iran cầu xin cảnh sát trục xuất anh ta về nước, sau 10 năm sống ở thành phố Manchester. Ảnh: Google Street View
Arash Aria, 25 tuổi, bị bắt sau khi nói với cảnh sát rằng anh ta ở Anh bất hợp pháp suốt 10 năm qua. Tuy nhiên sau đó, Aria được thả khi bộ phận nhập cư kiểm tra và thấy anh được phép sống ở đây, Standard đưa tin.
Việc này được miêu tả là điều lạ lùng. Câu chuyện của Aria sau đó được cảnh sát thành phố đưa lên Twitter hôm 22/9.
"Người dân Manchester không hoan nghênh tôi. Tôi đã cố lờ đi nhưng giờ thì chán rồi. Tôi không nhận được sự tôn trọng ở đây và không thoải mái khi họ thô lỗ với mình", Daily Telegraph dẫn lời Aria hôm qua nói.
Aria cho hay sự việc thực sự trở nên tồi tệ vào năm ngoái khi anh cố thân thiện và lịch sự nhưng chỉ nhận được cái nhìn xa lạ.
"Họ cười vào mặt tôi vì tôi là người nước ngoài", Aria bức xúc.
Aria từng là phục vụ bàn và hiện thất nghiệp. Anh mong được trở về thành phố Shiraz, phía tây nam Iran, sống.
"Chúng tôi không được thông báo về trường hợp này. Tuy nhiên, nếu người đàn ông được nhắc tới là công dân Iran, chúng tôi có thể đảm bảo anh ta được cấp hộ chiếu hợp lệ", người phát ngôn đại sứ quán Iran cho hay.
Người dùng Twitter bày tỏ sự thông cảm với Aria và cho rằng anh xứng đáng nhận huy chương.
"10 năm sống ở Manchester ư? Đừng bận tâm tới việc trục xuất. Hãy tặng người đàn ông này huy chương", Simon432 viết.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Triều Tiên xây đường băng riêng cho Kim Jong-un

Một chuỗi đường băng được xây dựng để phục vụ nhu cầu bay của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
  • Các chuyên cơ của Kim Jong-un  /  Kim Jong-un lái máy bay
bay1-8974-1440061027.jpg
Bức ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngồi trong buồng lái của một chiếc máy bay được hãng thông tấn nhà nước KCNA công bố. Ảnh: Reuters/KCNA.
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il sợ bay, nhưng con trai ông, Kim Jong-un, lại rất quan tâm tới bầu trời. Vì thế, ông Kim đang cho xây dựng một chuỗi đường băng nhỏ đủ rộng cho máy bay riêng hạ và cất cánh. Theo kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh của chuyên gia Curtis Melvin ở Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn Quốc, thuộc Đại học Hopkins tại Washington, Mỹ, các đường băng được xây dựng gần dinh thự của ông Kim.
Việc xây dựng đường băng riêng cho Kim Jong-un bắt đầu từ năm 2014. Một vài công trình đã được hoàn thành vào tháng trước.
"Đường băng được trông thấy gần nơi ở của gia đình ông Kim. Một số được xây dựng trong vành đai an ninh, số khác ở gần ga tàu riêng mà ông Kim Jong-il từng sử dụng", Reuters dẫn lời ông Melvin cho biết.
Một trong các đường băng mới dài 500 m được xây trên bãi đáp trực thăng, cạnh dinh thự riêng của Kim Jong-un ở thành phố cảng Wonsan. Đây là nơi ông Kim tiếp đón cầu thủ bóng rổ Dennis Rodman hồi tháng 9/2013.
Một đường băng khác được phát hiện nằm gần khu cung điện rộng lớn, nơi đầu bếp người Nhật, Kenji Fujimoto, cho biết từng phục vụ Kim Jong-il trong nhiều kỳ nghỉ hè.
Truyền hình nhà nước từng chiếu cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngồi trong buồng lái của một chiến đấu cơ và ông lái phi cơ nhỏ giống chiếc Cessna một động cơ được sản xuất trong nước. Kể từ khi lên nắm quyền cuối năm 2011, ông Kim từng tổ chức hai "cuộc thi bay" cho phi công Triều Tiên. 

Kỹ sư Ấn Độ giấu hơn 3 triệu USD trong nhà

Cảnh sát bang Tây Bengal, Ấn Độ, phát hiện và tịch thu số tiền mặt và trang sức trị giá hơn 3 triệu USD trong nhà một kỹ sư xây dựng.
11911742-977811952241078-1596289896-n.jp
15 người, trong đó có cả nhân viên ngân hàng, đã sử dụng 4 máy đếm tiền để kiểm kê số tiền mặt trong hơn 20 giờ Ảnh: BBC
Theo NBC News, cảnh sát đã khám nhà của Pronab Adhikary ở thành phố Howrah hôm 14/8 và cho biết đây là số tiền mặt lớn nhất họ từng thấy. Những cọc tiền mệnh giá 100, 500, 1.000 rupee được cất giấu trong tủ, dưới sàn nhà, gầm giường, ghế sofa, gối, đệm...
Ngoài ra, họ còn phát hiện hàng loạt trang sức bằng vàng, kim cương, sổ tiết kiệm. Tổng giá trị tiền mặt và trang sức là khoảng 210 triệu rupee, tức hơn 3 triệu USD. 
Lệnh khám nhà được thực hiện sau khi cảnh sát tiếp nhận nhiều ý kiến khiếu nại của các nhà phát triển bất động sản rằng Adhikary đã đòi tiền hối lộ để phê duyệt các dự án xây dựng. Vợ Adhikary bác bỏ cáo buộc và cho rằng chồng mình bị gài bẫy.
Ông Adhikary là kỹ sư làm việc cho chính quyền thành phố, tham gia xét duyệt các dự án xây dựng công trình với mức lương hàng tháng 690 USD. Hàng xóm cho biết Adhikary có cuộc sống khá đơn giản, đi làm bằng xe máy và thường mua đồ ăn giá rẻ ở cửa hàng tạp hóa.
Cảnh sát đang tiếp tục điều tra xem liệu người đàn ông này tích trữ tiền cho cá nhân hay cho cả đồng nghiệp.
Cận cảnh một phần số tiền mặt tịch thu tại nhà của Adhikary. Ảnh: BBC
Cận cảnh một phần số tiền mặt tịch thu tại nhà của Adhikary. Ảnh: BBC
Tham nhũng là tình trạng phổ biến trong kinh doanh bất động sản ở Ấn Độ, nơi các nhà phát triển và giới quan chức thường thông đồng trong các kế hoạch xây dựng bất hợp pháp. Tiền mặt, còn gọi là tiền đen hay tiền trái phép, được cất trong nhà để tránh thuế.
Tháng 11 năm ngoái, hơn 15 triệu USD tiền mặt được tìm thấy trong nhà một kỹ sư ở Noida, ngoại ô New Delhi. Năm 2010, cảnh sát cũng phát hiện trường hợp tương tự của một đôi vợ chồng ở bang Madhya Pradesh. Hai người này sau đó bị sa thải vì "tích trữ của cải bằng con đường tham nhũng".
Cựu bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Sukh Ram cũng bị kết án tù do dính líu đến vụ bê bối tài chính năm 1996, khi cảnh sát thu số tiền hối lộ hơn 550.000 USD trong nhà ông này.

Máy bay chở 117 người bị sét đánh khi chờ cất cánh

Chiếc Boeing của Delta Airlines chuẩn bị cất cánh trên đường băng thì bị sét đánh trúng phần đuôi. Toàn bộ hành khách và tổ bay đều an toàn.

Đoạn video trên ghi lại cảnh sét đánh vào chiếc Boeing 737-900ER. Phát ngôn viên của hãng, Morgan Durrant xác nhận vụ việc và cho biết toàn bộ 111 hành khách khách và 6 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều an toàn.
Theo giáo sư Mamu Haddad từ phòng nghiên cứu về sét Morgan-Botti thuộc Đại học Cardiff, máy bay hiện đại có một lớp đồng mỏng ở bề mặt, khiến dòng điện chỉ chạy dọc theo lớp vỏ ngoài mà không ảnh hưởng đến khoang bên trong. Ông Haddad cho biết thêm máy bay được thiết kế để chịu được những tia sét có nhiệt độ lên tới 30.000 độ C.

Dự định dang dở của đôi tình nhân Thái Lan

Kritsuda Narongplien và bạn trai đã lên kế hoạch làm đám cưới sau 6 năm chung sống, nhưng vụ đánh bom hôm 17/8 ở Bangkok, Thái Lan, phá tan mơ ước hạnh phúc của hai người.
  • Vua Thái Lan hỗ trợ tiền cho nạn nhân vụ đánh bom  /  Cậu bé 6 tuổi mất 5 người thân trong vụ đánh bom Bangkok
00-8798-1440129937.jpg
Kritsuda khụy ngã khi biết bạn trai thiệt mạng trong vụ đánh bom làm rung chuyển Bangkok tối 17/8. Ảnh: Chanat Katanyu.
Yutthanarong Singlor, 38 tuổi, thiệt mạng trong vụ đánh bom hồi đầu tuần ở trung tâm Bangkok. Anh là nhân viên của một công ty tư nhân ở quận Sukhumvit. Lúc 18h hôm 17/8, Yutthanarong đi giao đồ cho một công ty khách hàng ở trung tâm mua sắm CentralWorld. Kritsuda Narongplien, bạn gái Yutthanarong, lúc đó đang đợi anh ở nhà. Hoàn thành công việc, Yutthanarong trên đường trở về chỗ làm.
Một tiếng sau, Kritsuda, 30 tuổi, gọi điện cho Yutthanarong nhưng không thể liên lạc được. Kritsuda nghĩ điện thoại anh hết pin. Cô mất ngủ cả đêm hôm đó. Sáng hôm sau, Kritsuda nhận được cuộc gọi từ anh trai Yutthanarong báo tới ngay Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát. Lúc ấy, Kritsuda vẫn đinh ninh không có chuyện gì xấu xảy ra, cùng lắm là tai nạn ôtô. Tuy nhiên, mọi thứ dường như sụp đổ dưới chân Kritsuda khi cô tới bệnh viện.
Theo Kritsuda, anh trai của Yutthanarong biết mọi chuyện nhưng không nói cho cô qua điện thoại.
"Anh ấy bảo tôi tới bệnh viện. Tôi nghĩ chắc chỉ là một tai nạn nhỏ. Ý nghĩYutthanarong chết chưa từng mảy may xuất hiện trong đầu tôi", Kritsuda chia sẻ.
Theo Bangkok Post, Kritsuda và Yutthanarong đang lên kế hoạch làm đám cưới, sau 6 năm sống chung. Gia đình cô trước đây cho rằng Yutthanarong không có ý định nghiêm túc với con gái mình, do sự chênh lệch tuổi tác của đôi bên.
"Bố mẹ tôi lo anh ấy không nghiêm túc trong mối quan hệ này. Chúng tôi được phép sống chung nhưng không có con. Tôi và Yutthanarong đã lên kế hoạch kết hôn và sinh con. Anh ấy muốn có con gái", Kritsuda tâm sự.
Yutthanarong làm song song hai công việc. Anh dậy từ 5h sáng để kiếm thêm bằng nghề tài xế. Hàng sáng, sau khi đưa bạn gái tới chỗ làm, Yutthanarong mới đến công ty. Người đàn ông này kiếm được khoảng 42 USD một ngày nhờ làm tài xế. Anh và bạn gái có một vài khoản tiết kiệm và đã mua được một mảnh đất ở tỉnh Saraburi, gần nhà cha mẹ vợ tương lai.
"Tôi muốn sống gần bố mẹ, bởi họ đều đã già. Yutthanarong không bao giờ phản đối điều đó, dù anh ấy phải thay đổi nhiều công việc", Kritsuda kể.
Hai người đã cố gắng chinh phục trái tim của tất cả mọi người trong gia đình cô, bằng sự chín chắn và hào phóng của Yutthanarong. Anh không chỉ chăm sóc tốt cho người yêu, mà còn có ảnh hưởng tới cô. Kritsuda tâm sự cô trở nên kiên nhẫn và trưởng thành hơn khi ở bên anh.
Sáng 18/8, anh trai của Yutthanarong nhận được tin từ một nhân viên ở Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát. Người này báo anh tới nhận xác người thân. 
"Yutthanarong là trụ cột gia đình. Em trai tôi có hai con nhỏ với vợ cũ. Là người nhà nạn nhân, tôi cầu xin chính phủ, quân đội và cảnh sát hãy làm hết sức để tìm ra những người phải chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom hôm 17/8", anh trai của người đã khuất nói.

Phiến quân IS nhiễm HIV được giao đánh bom tự sát

Lo sợ bệnh lây lan, thủ lĩnh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) giao nhiệm vụ đánh bom tự sát cho các tay súng nhiễm HIV.
  • IS thưởng nô lệ tình dục cho phiến quân thuộc kinh Koran  /  Phiến quân IS bị chặt đầu vì làm lây lan AIDS
11908013-1033948153295555-12600022-n-1_1
Ít nhất 16 tay súng IS nhiễm HIV, sau khi quan hệ tình dục với hai phụ nữ Morocco. Ảnh minh họa: Express
Ít nhất 16 tay súng IS ở thành phố Al-Mayadeen, tỉnh Deir ez-Zor, Syria, nhiễm HIV, ARA News đưa tin hôm 19/8. Các nguồn tin y tế tại bệnh viện quốc gia Al-Mayadeen cho biết ít nhất 16 phiến quân IS hiện ở trong trung tâm cách ly, sau khi có kết quả dương tính với HIV.
"Phần lớn người nhiễm là các chiến binh nước ngoài. Những người này có quan hệ tình dục với hai phụ nữ Morocco. Hai nô lệ tình dục đó đã lây bệnh cho các thành viên IS. Chúng tôi nhận được lệnh chuyển người nhiễm tới một trung tâm cách ly trong thành phố", ARA News dẫn lời một bác sĩ giấu tên người Syria nói.
Nguồn tin cho biết thêm hai cô gái Morocco đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ vì "sợ bị IS hành hình".
Bầu không khí hoảng sợ bao trùm trong hàng ngũ IS ở Deir ez-Zor, sau khi các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Thủ lĩnh của IS yêu cầu các thành viên của nhóm này ở Deir ez-Zor làm xét nghiệm để tránh lây lan bệnh.
"Thủ lĩnh IS có kế hoạch giao cho các tay súng dương tính với HIV nhiệm vụ đánh bom tự sát", một nhà hoạt động vì nhân quyền ở Al-Mayadeen cho hay.
Việc phiến quân IS nhiễm HIV hàng loạt xảy ra ba tháng sau khi các báo cáo cho thấy nhiều trường hợp tương tự ở thành phố Shaddadi, tỉnh Hasakah. Một tay súng người Indonesia của IS đã lây virus HIV cho nô lệ tình dục người Yazidi. Cô gái này sau đấy được bán lại cho các thành viên khác của nhóm khủng bố, gây hoang mang trong hàng ngũ IS ở Shaddadi. 
Phiến quân Indonesia mang HIV trong người hồi tháng 5 cũng hiến máu tại một bệnh viện do IS kiểm soát ở Shaddadi. Việc này làm dấy lên lo lắng về khả năng nhiều tay súng khác của IS cũng mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Tay súng Indonesia sau đó đã bị IS hành hình.

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.